CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC XỬ LÝ KHI SỬ DỤNG TỤ BÙ HẠ THẾ
Ngày Đăng : 24/08/2020 - 3:50 PMMột số lỗi thường gặp và các khắc phục xử lý:
-Trong quá trình lắp đặt nếu ta không đấu đúng tín hiệu dòng điện và điện áp cấp cho rơ le thì ta sẽ không đo được giá trị cos phi. Để khắc phục sự cố này thì ta cần đấu nối lại đúng sơ đồ quy định với rơ le và thử tải để kiểm tra xem chế độ đóng cắt của rơ le có theo thông số cài đặt không.
-Dòng điện vào rơ le nhỏ nên rơ le không nhận biêt được để điều khiển. Điều này có thể khiến cho biến dòng có tỉ số biến quá lớn hoặc sai số góc biến dòng lớn.
Để khắc phục tình trạng này thì ta cần tiến hành thay thế biến dòng có tỉ số biến phù hợp với tải và sai số đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường.
-Điện áp cao rơ le báo quá áo Over Voltage và đưa ra tín hiệu cắt các công tơ điện để bảo vệ tụ. Có nhiều trường hợp rơ le tự reset các giá trị cài đặt về mặc định dẫn đến chức năng làm việc không đúng so với yêu cầu.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho rơ le bị hỏng, mặt khác đối với tụ khô điện áp lớn nhất 440V còn hạn chế vận hành tụ bù ở điện áp cao.
Ta có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách giảm nấc phân giải của MBA.
-Rơ le REGO (Ducati) thường bị reset giá trị cài đặt về thông số mặc định vì vậy mà không điều khiển lệnh tự động được. Trong khi đó thì chức năng điều khiển bẳng tay vẫn bình thường.
Để khắc phục được vấn đề trên ta cần kiểm tra và cài đặt lại thông số vận hành sao cho phù hợp với rơ le.
-Trường hợp tụ bị nổ gây ra các hư hỏng công tắc tơ. Cách khắc phục: ta cần kiểm tra và vệ sinh tiếp điểm của công tắc tơ khi tiến hành thay tụ mới.
Cách kiểm tra
-Kiểm tra tụ điện:
+Ta cần kiểm tra để xác định được dòng điện cả 3 pha đều bằng nhau và bằng dòng định mức ghi trên nhãn: Tụ tốt.
Sau một thời gian vận hành thì dòng điện có thể nhỏ hơn. Thông thường ta sẽ có:
Tụ 10kVar – 440V: Dòng điện 13, 1A
Tụ 15kVar – 440V: Dòng điện 19, 7A
Tụ 20kVar – 440V: Dòng điện 26, 2A
Tụ 30kVar – 440V: Dòng điện 39, 4A
+Ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 để đo dung lượng tụ: Ta tiến hành nối tắt 2 pha, sau đó đo pha còn laiuj với 2 pha nối tắt, giá trị đọc được chia đôi thì sẽ được dung lượng 1 pha ghi trên nhãn. Tiếp đó ta lần lượt thực hiện với các cực còn lại để được dung lượng 3 pha.
Thông thường:
Tụ 10kVar – 440V: 16µF
Tụ 15kVar – 440V: 246,6µF
Tụ 20kVar – 440V: 328,8µF
Tụ 30kVar – 440V: 493,2µF
-Kiểm tra rơ le và công tắc tơ
+Ta tiến hành chuyển rơ le sang chế độ vận hành bằng tay (MANUAL) để kiểm tra đóng cắt lần lượt các công tắc tơ. Đèn báo trên rơ le và trên tủ phải tương ứng với các tụ.
+Kiểm tra các thông số cài đặt của rơ le theo đúng yêu cầu vận hành.
An toàn đối với tụ điện
Khi mới cắt tụ đang vận hành ra khỏi lưới thì ta sẽ thấy trên đầu cực tụ vẫn còn dư 1 lượng điện tích và phải chờ một thời gian để tụ có thể tự xả điện tích. Nếu cần ta có thể tự phóng điện tích dư của tụ điện qua điện trở hạn chế sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh làm hư hỏng tụ.
Nguồn : https://divico.vn/
Đường ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình cũng như nhận được giá tốt, chúng tôi chuyên cung cấp tủ điện công nghiệp và các thiết bị khác như thiết bị đo lưu lượng nước thải, thiết bị đo mức....Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ quan trắc trọn gói, lắp đặt và hướng dẫn cũng như bảo hành thiết bị
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HTD
Địa chỉ : Tầng 1, Võ Đình Apartmen, Số 8 Đường TA15, Phường Thới An, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
Tel : 028.38311468
Contact : Kỹ sư Nguyễn Minh Hiếu
Cell : 0911942568 Email : minhhieutd06@gmail.com



